Các mẹo quan trọng để đạt 9 điểm Reading
Home » , » Các mẹo quan trọng để đạt 9 điểm Reading

Các mẹo quan trọng để đạt 9 điểm Reading

Written By Onedu Study on Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015 | 19:13

 Chào các bạn, tên mình là Cao Thế Truyền, hiện tại mình vừa tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng. Mình vừa tham dự kỳ thi IELTS ngày 16/6/2012 và đạt điểm overall là 7.5 (Listening 8.0, reading 9.0, writing 7.0, speaking 6.5). Hôm nay rất vui được chia sẻ một vài điều trong quá trình học và ôn thi IELTS với các bạn.


Trước hết về quá trình học thì mình bắt đầu với những quyển về rèn luyện kỹ năng như Step up to ielts, new insight into ielts và focus on ielts để biết các section trong kỳ thi đòi hỏi những gì và cần phải thực hiện như thế nào. Các quyển này cung cấp một số tip khá hay đặc biệt là việc sử dụng từ ngữ đúng lúc đúng chỗ. Bên cạnh đó việc xây dựng vốn từ vựng cũng là điều quan trọng. Mình học dần theo 3 quyển vocabulary for ielts, academic vocabulary in use và check your vocabulary for ielts. Đặc biệt là quyển đầu tiên vì nó khá sinh động, vocab được chia theo nhiều chủ đề rộng. Cái cuối cùng trong việc phát triển kỹ năng là pronunciation. Phát âm chuẩn giọng bản ngữ thì quá khó, nhưng việc hạn chế lỗi phát âm, đặc biệt là âm cuối là rất cần thiết. Mình thường dành khoảng 30 phút mỗi ngày học các module trong quyển English pronunciation in use, không cần quá nhiều đâu, nhưng điều này là quan trọng không chỉ trong speaking mà còn cả listening nữa. Cuối cùng mới là những sách luyện đề Cambridge (4-8), Test plus, IELTS for academic purpose…

1. Về kỹ năng listening
Các bước làm bài nghe của mình không có gì đặc biệt. Khi được giám thị cho phép xem bài thi, việc đầu tiên với mình là giở ngay section 4 ra đọc gạch chân key word vì thời gian nghỉ của section này là không đáng kể, nó cũng là phần dài nhất trong cả bài nghe. Mình sẽ quay trở lại section 1 khi bắt đầu đọc ví dụ vì đây là phần dễ nhất, nhìn lướt qua và gạch key word là có thể nắm được ý chính và nghe rồi.Vấn đề âm cuối đặc biệt là âm s hoặc es luôn là vấn nạn với nhiều bạn. Theo mình khi nghe được 1 đáp án thì đừng có vội vàng viết, nghe tiếp thêm một vài từ nữa rồi hãy ghi note vì rất có thể âm s được phát âm sau hoặc bị đính vào từ tiếp theo nếu từ này bắt đầu bằng một nguyên âm (VD: there are stones on the ring).



Chú ý nhé ghi note chứ không phải ghi đầy đủ mọi âm tiết. Chẳng hạn như publications thì chỉ ghi đến pub và ghi thêm s ở cuối.  Mình luôn cố gắng nghe hết mọi yếu tố của bài nghe vì rất có thể speaker sẽ thay đổi ý kiến của họ. Hôm mình thi trong phần 2 họ nói gần 1 phút về một đáp án trước khi nêu đáp án cuối cùng. Mình hay bị lỗi viết chậm trong các câu về phát âm các tên lạ hoặc đọc số điện thoại, các bạn nào nếu mắc lỗi này như mình thì khi bắt đầu rối nên dừng viết lại ngay, thay vào đó là tập trung nghe những âm tiết còn lại và viết thật nhanh những gì mình nghe được. Mình đã áp dụng cách này một số lần và đều làm đúng, lúc thi rất tiếc không áp dụng được, vì tự dưng hôm đó ghi nhanh lạ :D. Còn nếu các bạn không thể áp dụng được tip này thì tốt nhất là bỏ qua để làm câu khác. Khi làm đề, nghe xong, thay vì việc mở đáp án ra check, các bạn nên nghe lại tiếp lần nữa để xem mình có nhận thấy làm sai ở chỗ nào không, trước khi dùng đến đáp án.

Lúc nào rảnh thì mình bật Cambridge nghe dần hoặc xem các film sci-fi của BBC như Planet dinosaur hoặc walking with dinosaur vừa luyện được việc nghe lại vừa là một cách giải trí.

2. Về kỹ năng reading
Nói thật là kỹ năng reading của mình khá bình thường. Thậm chí những buổi học tutor khi cô hỏi ai sai quá nửa thì mình cũng phải giơ tay khá nhiều :D. Chỉ đến lúc gần đi thi, mình mới ổn định được kỹ năng này ở xung quanh mức 34-35 câu. Mình học đọc lên dần theo chỉ dẫn của cô như  IELTS Reading test của Sam Mc Carter, IELTS test builder 2, Cam bridge (4-8), bộ IELTS test plus, IELTS practice test của Peter May, cuối cùng mới là IELTS practice test của Thomson. Mình luôn bắt đầu bài đọc bằng việc đọc tiêu đề và tiêu đề phụ ( để nắm ý chính của cả bài).

Tiếp theo là đọc các câu hỏi, xem bài nào có sign post thì làm trước, không cần quan trọng việc thứ tự của nó nên chú ý làm matching heading trước vì làm được nó thì hầu như ý chính của các đoạn đã được hiểu hết. Mình không sử dụng nhiều tip( thậm chí còn không biết cả skim và scan cơ), điều quan trọng là hay đọc những trang báo khoa học để quen với các bài đọc trong kỳ thi thật. Những trang này thì không thiếu, chẳng hạn như sciencemag, nature và thescientist. Đọc những trang này cũng là một cách mở rộng vốn từ, khi gặp một từ mới, thay vì tra từ điển hãy chịu khó đọc thêm và đoán nghĩa của từ kia vì trong kỳ thi thật các bạn chẳng có quyển từ điển nào bên cạnh cả. Đặc biệt là chịu khó đọc về nhiều lĩnh vực: nhân chủng học, thiên văn học, khảo cổ học… Cái này thì có ý nghĩa với các bạn sắp thi khoảng chừng vài tháng nhưng lại là rất khó chịu với các bạn mới học IELTS vì nó khá là tẻ nhạt nên các bạn có thể đọc những chủ đề nào gần với thói quen của mình.


3. Về kỹ năng writing
Mình không viết quá nhiều trong một ngày chủ yếu là tập nghĩ ý tưởng và viết outline. Gần ngày thi thì mình cố gắng viết mỗi ngày một bài trong lúc làm các mock test vào buổi sáng. Buổi chiều thì dành cho việc viết outline cũng như dành ra khoảng hơn 1 tiếng viết tập viết các bài task 1 trong trang www.OnEdu.vn . Có khá nhiều bài ở đó nên việc thực hành viết là khá dễ dàng.


Trong writing việc quản lý thời gian chặt chẽ là rất quan trọng. Mình quen phân bổ thời gian theo 1 bố cục sẵn có 12 -15 phút cho task 1, 5 phút nghĩ ý tưởng task 2, khoảng 25-30 phút tiếp để viết task 2, thời gian còn lại để check lỗi. Các bạn có thể tự xây dựng khung thời gian tùy thuộc vào cách viết của chính mình chứ không phải cứng nhắc như mình. Mình xưa nay học viết writing hoàn toàn theo cách cô chỉ dạy mọi người không có gì đặc biệt cả. Nhưng các bạn nên quản lý việc viết theo khả năng nghĩ idea của bản thân. Nếu bạn có thể nghĩ idea tốt thì có thể viết dài còn nếu không nên hạn chế từ ngữ, tránh đưa những ý tưởng không liên quan trực tiếp đến đề bài vào, khiến bài văn trở nên thiếu mạch lạc. Đặc biệt là việc sử dụng từ khó, nhưng phải đúng lúc đúng chỗ, cái này các bạn có thể học trong các quyển về collocation hoặc từ điển collocation của Oxford.







4. Về kỹ năng speaking
Mình thường học speaking với bạn mình. Mỗi người sẽ nói một lượt theo đúng các section của một bài phỏng vấn thật, sau khi kết thúc sẽ là đưa nhận xét về pronunciation, grammar, vocab, coherence… tiếp đó là đảo lại. Mình thấy do cùng là IELTS candidate nên không khí học rất cạnh tranh nên cũng đã cải thiện được nhiều so với lúc mới tập nói với bạn mình. Về idiom thì các bạn có thể học ở the teacher idiom trên BBC. Trong bài phỏng vấn của mình có câu hỏi phụ ở part 2 là: do you want to meet him? Mình trả lời ngay bằng một câu đã nghe được trên topic về arm : I’ll give my right arm to meet him someday. Học speaking đặc biệt ở task 2 and 3 các bạn có thể học phân tích như những gì các bạn làm từ writing task 2. Vì vậy hãy cố gắng học song hành 2 kỹ năng này với nhau để có thể cải thiện cả 2 nhé.

Đây là tất cả những gì kỹ năng và những gì mình đã áp dụng trong kỳ thi IELTS. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn đến cô Lê Na đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua, xin cảm ơn các bạn MC trong các câu lạc bộ đã nhiệt tình trả lời lắm câu hỏi củ chuối của mình. Chúc cô và các bạn nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc.

Sưu tầm bởi OnEdu
SHARE

About Onedu Study

0 nhận xét :

Đăng nhận xét