Cách Học tiếng Anh HIỆU QUẢ NHẤT? - Phần 1 [OnEdu]
Home » , » Cách Học tiếng Anh HIỆU QUẢ NHẤT? - Phần 1 [OnEdu]

Cách Học tiếng Anh HIỆU QUẢ NHẤT? - Phần 1 [OnEdu]

Written By Onedu Study on Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015 | 20:06

Xin chào các bạn!

"Học tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất?" là câu hỏi mà tôi đã nhận được từ rất nhiều bạn trẻ trong thời gian gần đây. Để mọi người cùng nhận được câu trả lời, tôi xin được chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi tại đây hy vọng sẽ giúp các bạn được ít nhiều. Nếu các bạn có ý kiến, suy nghĩ hay phải hồi, mời các bạn lưu lại ở phần Comment.

Trước hết tôi muốn khuyến cáo rằng tôi không phải là chuyên gia ngôn ngữ và tuy có được đào tạo chuyên ngành sư phạm ngoại ngữ, thời gian đi dạy của tôi cũng chỉ ngang bằng thời gian làm báo hay làm chính sách. Những gì tôi chia sẻ ở đây được rút ra từ kinh nghiệm học của bản thân, lịch sử dạy thành công cho học sinh của tôi, cũng như từ kinh nghiệm sử dụng tiếng Anh trong môi trường chuyên nghiệp, bản ngữ, trong đó có 5 năm là phóng viên chuyên nghiệp viết bài bằng tiếng Anh cho các hãng báo chí thế giới và 15 năm sống trong môi trường Bắc Mỹ.



Lịch sử học tiếng Anh của tôi

Năm 13 tuổi khi thi đỗ vào Trường Phổ thông Chuyên ngữ thuộc Đại học Sư phạm Ngoại ngữ cũng là khi tôi bắt đầu học tiếng Anh. Lúc đó thi vào Chuyên ngữ chỉ có 2 môn Toán và Văn. Sau đó chúng tôi phải vượt qua vòng kiểm tra năng khiếu bao gồm nghe và nhắc lại một số âm, từ và hội thoại ngắn. Ở cấp 3, mỗi tuần 8 tiết chúng tôi học tiếng Anh từ các thầy cô người Việt. Vì có ngữ pháp chắc, khi lên đại học, chúng tôi có cơ hội tập trung vào phát triển từ vựng và các kỹnăng nói, nghe, đọc và viết. Các thầy cô ở ĐHSPNN chủ yếu là người Việt, song phần lớn được đào tạo ở Úc và có chuyên môn cao. Mặc dù học tiếng Anh bài bản trong vòng 7 năm, khi tốt nghiệp tôi thấy các nói và viết của mình vẫn rất “sách vở” và giọng tiếng Anh của tôi cũng giống như phần đông người Việt nói tiếng Anh. Từ ngày ra trường tôi bắt đầu một “khóa học" mới trong đó thầy cô là những bạn bè và đồng nghiệp nói tiếng Anh bản xứ và “lớp học” là phim ảnh, sách báo và từ điển Anh-Anh.  Khóa học này cho tới bây giờ vẫn chưa kết thúc. 

Trong quá trình học của mình, tôi phát hiện ra rằng để nói được tiếng Anh tới mức có thể giao tiếp, làm việc và đi du lịch một mình không hề khó. Bạn cần đầu tư thời gian, theo học một chương trình rõ ràng, và chịu khó làm bài tập. Với một chút kiên trì, việc nói được tiếng Anh mất không lâu. Nói đúng ra là khá nhanh và khả thi. Tuy nhiên, để nói được tiếng Anh một cách tinh xảo, biến nó trở thành công cụ để thuyết trình và làm đổi lòng người, hay để viết được báo, thơ và sách bằng tiếng Anh thì lại là cả một vấn đề. Mục tiêu thứ 2 này có thể mất cả một đời người. Nhưng thôi, chúng ta hãy quay lại một mục tiêu đơn giản là học thế nào để diễn đạt được cảm xúc, suy nghĩ và ý kiến của mình nhé.

Quan điểm của tôi về việc học ngoại ngữ

Theo tôi, tiếng Anh hay bất kỳ tiếng gì khác, trừ khi bạn yêu thích nó như thể ngừoi ta thích đàn hát, còn không thì để học được thì phải có động cơ; và động cơ lớn nhất là bạn "cần tiếng Anh" để làm gì đó. Khổ cái là rất nhiều người muốn học tiếng Anh nhưng lại chưa thực sự cần: có thể bạn nghĩ bạn cần tiếng Anh để tốt nghiệp cấp 3, hay để tốt nghiệp đại học, hay để đi xin việc, hay để tìm được người yêu...nhưng cuối cùng là bạn làm được mọi việc trên mà không "cần" tiếng Anh. Cuối cùng, bạn chỉ "muốn" thôi chứ ban chưa thực sự "cần". Nhưng cái muốn đó lại chưa cao lắm, nên học một thời gian, bạn bận và bạn nghỉ, hay bạn thấy khó bạn cũng nghỉ. Vài năm sau, có nguồn cảm hứng từ đâu đó, bạn quay trở lại học, nhưng lại bận ==>nghỉ, khó ==> nghỉ. Tóm lại là tiếng Anh lục cục vẫn hoàn lục cục :) 

Chắc bạn sẽ hỏi, thế nếu tôi không "cần" tiếng Anh để làm gì cả, tôi chỉ muốn học thôi, thì tạo động lực thế nào? Tôi nghĩ rằng trước khi bắt tay vào học tiếng Anh, các bạn nên tạo cho mình một mục tiêu thật cụ thể: học để làm gì, muốn đạt được kết quả thế nào, và sau bao lâu. Ví dụ đơn giản nhất là "Tôi học để thi được bằng IELTS 5.5 trong vòng 6 tháng tới" hay "Tôi sẽ thì TOEIC vào tháng 1/2015 và tôi nhằm điểm 700". Kể cả bạn không cần có chứng chỉ này, thì việc dùng kỳ thi và mức điểm đó làm mục tiêu sẽ giúp bạn tạo động lực và áp lực - cái mà bạn cần để có kỷ luật khi học. Ngoài ra, khi thi những kỳ thi này bạn sẽ nhận được một đánh giá chuẩn về kỹ năng tiếng Anh của mình. 

Tổng kết


Chính vì thế dù mục tiêu có mang tính áp đặt, có cái này là điều rất quan trọng. Nếu bạn chưa đặt ra được mục tiêu nào cụ thể như thế này, thì tôi e rằng khoá học sắp tới mà bạn vừa đăng ký có thể cũng sẽ không mang lại tương lai mà bạn mong muốn (chém tiếng Anh như gió?) ./.
SHARE

About Onedu Study

0 nhận xét :

Đăng nhận xét